Tóm lược các quy định về bảo hiểm liên quan đến Doanh nghiệp
Những năm gần đây, Nhà nước đang dần siết chặt lại việc thực hiện tham gia bảo hiểm bắt buộc của Doanh nghiệp cho người lao động. Trước khi đến với VLC, đã có không ít khách hàng bị truy thu tiền bảo hiểm và bị phạt vi phạm lên đến hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra,
Doanh nghiệp còn bị các Đoàn thanh tra liên ngành yêu cầu giải trình, bổ sung hồ sơ này nọ rất là phiền toái.
Vậy, việc tham gia bảo hiểm cho người lao động là như thế nào? Bảo hiểm bắt buộc gồm những loại bảo hiểm gì? Giữa bảo hiểm và thuế có liên quan với nhau không? Làm sao để Doanh nghiệp tham gia bảo hiểm vừa đúng luật vừa ít tốn kém?
Theo kinh nghiệm của VLC, đối với Doanh nghiệp chỉ phải sử dụng từ dưới 200 lao động thì nên hợp tác với một đơn vị dịch vụ chuyên nghiệp và đáng tin cậy là vừa hiệu quả vừa an toàn nhất.
Công ty VLC có đầy đủ mọi nguồn lực và uy tín, để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu từ khách hàng không những trong lĩnh vực bảo hiểm bắt buộc, mà còn giúp khách hàng giải tỏa được những căng thẳng trong các lĩnh vực Thuế, lao động, pháp lý khác của Nhà nước.
Trong phạm vi dịch vụ này, VLC chỉ đề cập đến các vấn đề bảo hiểm bắt buộc liên quan đến Doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động làm việc trong Doanh nghiệp.
Khi nói đến dịch vụ bảo hiểm xã hội là bao gồm luôn 03 loại bảo hiểm bắt buộc hiện nay đó là: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nhiệp (BHTN).
Theo luật lao động và luật bảo hiểm xã hội hiện hành thì người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
I. ĐỐI TƯỢNG BẮT BUỘC PHẢI THAM GIA BHXH-BHYT-BHTN
1. Người lao động là công dân Việt Nam:
– Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định;
– Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người quản lý Doanh nghiệp có hưởng tiền lương.
2. Người lao động là công dân nước ngoài:
– Làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (DOANH NGHIỆP):
Theo điều 21 của luật BHXH thì Doanh nghiệp có các trách nhiệm sau (trích dẫn):
– Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội;
– Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định và hàng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;
– Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;
– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật;
– Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội;
– Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
– Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp.
III. QUYỀN CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI
Theo điều 22 của luật BHXH thì cơ quan BHXH có các quyền sau đối với Doanh nghiệp (trích dẫn):
– Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật;
– Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
– Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động, định kỳ hàng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động;
– Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
– Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
IV. CÁC CHẾ ĐỘ BHXH-BHYT-BHTN
1. Bảo hiểm xã hội (BHXH)
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, Tử tuất.
2. Bảo hiểm y tế (BHYT)
– Bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; Khám thai định kỳ, sinh con; Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh; Vận chuyển người bệnh từ tuyến Huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
3. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
– Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc được hưởng các trợ cấp sau: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.
V. MỨC ĐÓNG TIỀN BHXH-BHYT-BHTN
– Mức đóng của 03 loại bảo hiểm bắt buộc này được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động;
– Tiền lương của người lao động là tiền lương được ghi trên hợp đồng lao động, nhưng không thấp mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước qui định;
– Mức đóng cụ thể hiện nay cho các khoản bảo hiểm bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
VI. PHƯƠNG THỨC ĐÓNG TIỀN BHXH-BHYT-BHTN
1. Đóng tiền theo tháng
Nếu đóng hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, Doanh nghiệp phải trích tiền đóng bảo hiểm (của người sử dụng lao động và người lao động) chuyển cùng lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước.
2. Đóng tiền theo kỳ
Nếu đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần, chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng tiền, Doanh nghiệp phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH (áp dụng với Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, Doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm, hoặc khoán).
VII. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THAM GIA BHXH – BHYT- BHTN
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động (bắt đầu ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng), người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
– Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, Doanh nghiệp phải đăng ký tham gia BHXH, BHYT và BHTN với Cơ quan BHXH Quận, Huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
– Trong quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi về lao động thì Doanh nghiệp phải kịp thời báo tăng hoặc giảm lao động đến cơ quan BHXH. Đặc biệt là đối với giảm lao động, nếu báo không kịp thời Doanh nghiệp sẽ phải đóng tiền bảo hiểm cho người đã nghỉ theo qui định.
– Nếu có sự thay đổi về lương tham gia bảo hiểm Doanh nghiệp cũng phải khai báo.
– Hàng tháng tính toán số tiền Doanh nghiệp phải đóng và trích lại tiền lương của người lao động, đến ngày nộp cho cơ quan BHXH.
– Thực hiện các thủ tục cho người lao động được hưởng các chế độ theo qui định.
– Báo cáo định kỳ gởi đến các cơ quan chức năng theo luật.
VIII. MỨC PHẠT TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM BẮT BUỘC
Nếu Doanh nghiệp vi phạm về bảo hiểm bắt buộc, có thể:
– Bị phạt bằng tiền từ 500.000đ cho đến 3.000.000.000đ tùy theo hành vi Doanh nghiệp vi phạm;
– Hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự phạt tù từ 03 tháng cho đến 07 năm tuỳ theo hành vi vi phạm.