Dịch vụ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại VLC
I. NHỮNG CÔNG VIỆC VLC ĐÁP ỨNG CHO KHÁCH HÀNG
Ngay sau khi hợp đồng được ký kết giữa VLC và Doanh nghiệp, VLC sẽ giao việc cho một nhân viên tiếp quản, kết hơp với các bộ phận khác trong công ty VLC làm những công việc sau:
1. Tư vấn, thực hiện đăng ký tham gia BHXH-BHYT-BHTN:
– Sắp xếp lịch hẹn gặp trực tiếp người đại diện Doanh nghiệp để trao đổi, nhận hồ sơ giấy tờ liên quan hoặc nhận lại công việc của người cũ;
– Dựa vào tình hình của Doanh nghiệp, VLC sẽ tư vấn cho Doanh nghiệp biết việc tham gia bảo hiểm bắt buộc như thế nào việc là có lợi nhất, đúng luật nhất;
– Kiểm tra, hướng dẫn và cùng với Doanh nghiệp tập hợp các loại hồ sơ, tài liệu liên quan để tiến hành các thủ tục tiếp theo;
– Lập và gởi các thủ tục đến phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội bao gồm: Công văn đề nghị của Doanh nghiệp; Xây dựng hệ thống thang lương – bảng lương, phụ cấp lương của Doanh nghiệp; Xây dựng nội qui lao động (từ 10 lao động trở lên) của Doanh nghiệp; Giấy xác nhận về Công đoàn cơ sở;…
– Lập và gởi các thủ tục đến phòng Bảo hiểm xã hội bao gồm: Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Bảng kê thông tin;..
– Theo dõi và nhận kết quả, bao gồm: Nhận thẻ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế bàn giao lại cho Doanh nghiệp lưu giữ hoặc cấp cho người lao động.
2. Theo dõi thường xuyên:
– Tính toán và thông báo Doanh nghiệp biết số tiền bảo hiểm mà Doanh nghiệp có trách nhiệm phải đóng trong kỳ;
– Trực tiếp làm việc, giải trình với cán bộ ban ngành liên quan khi có kiểm tra, thanh tra về lao động, bảo hiểm;
– Lập hồ sơ và báo cáo giảm lao động trong tháng (nếu có phát sinh người lao động thôi việc) bao gồm: đơn từ, chốt sổ(thẻ) BHXH, BHYT,… ;
– Lập hồ sơ và báo cáo tăng lao động trong tháng (nếu có phát sinh người lao động mới) bao gồm: đơn từ, thủ tục đăng ký tham gia, chuyển sổ (thẻ),..
– Giải quyết, hỗ trợ hoặc hướng dẫn người lao động thực hiện quyền lợi được hưởng theo chế độ bảo hiểm bắt buộc như: Ốm đau, thai sản, thất nghiệp,…;
– Thực hiện thay đổi, điều chỉnh toàn bộ văn bản giấy tờ liên quan khi có sự thay đổi qui định từ nhà nước;
– Tư vấn giúp Doanh nghiệp xử lý tốt các tình huống tiêu cực có thể xảy ra giữa Doanh nghiệp và người lao động hoặc giữa Doanh nghiệp với các cơ quan quản lý.
3. Thực hiện đối chiếu, báo cáo cuối năm:
– Lập và gởi báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong năm của Doanh nghiệp gởi phòng hoặc Sở Lao động thương binh – xã hội;
– Đối chiếu số liệu giữa tiền lương tham gia BHXH với tiền lương khai báo thuế;
– Báo cáo vệ sinh an toàn lao động;
– Thực hiện tất cả thủ tục do các cơ quan nhà nước yêu cầu về lao động của Doanh nghiệp.
II. PHÍ DỊCH VỤ VÀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM BẮT BUỘC
1. Phí dịch vụ:
– VLC thông thường căn cứ 2 yếu tố đó là số lượng lao động của Doanh nghiệp tham gia bảo hiểm và địa bàn đóng trụ sở kinh doanh để báo phí dịch vụ;
– Phí dịch vụ có ba loại, tùy theo nhu cầu mà khách hàng có thể lựa chọn cho phù hợp bao gồm:
* Phí đăng ký lần đầu: Phí dịch vụ của VLC có mức từ 500.000đ/lần đến 3.000.000đ/lần. Khách hàng thanh toán theo công việc đến khi kết thúc nội dung công việc;
* Phí theo dõi thường xuyên: Phí dịch vụ của VLC có mức từ 200.000đ/tháng đến 500.000đ/tháng. Khách hàng thanh toán theo từng tháng từ ngày 01 đến ngày 10 của tháng sau;
* Phí giải quyết sự vụ: Phí dịch vụ của VLC có mức từ 1.000.000đ/ 01 sự vụ. Khách hàng thanh toán theo sự vụ yêu cầu.